Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN | Ban hành: 16/06/2003  |  Hiệu lực: 17/07/2003  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 615/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2003

 QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng

nhân dân; việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện,

điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân

dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước

_____________

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997;

Căn cứ Luật hợp tác xã ngàv 20/3/1996;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Các tổ chức tín dụng hợp tác,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các văn bản sau hết hiệu lực thi hành:

1. Công văn số 578/CV-NH17 ngày 15/11/1993 hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân;

2. Công văn số 579/CV-NH5 ngày 17/11/1993 hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân;

3. Quyết định số 101/2000/QĐ-NHNN17 ngày 29/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Qui chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

4. Quyết định số 950/2002/QĐ-NHNN ngày 06/9/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bổ sung sửa đổi Điều 13 Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 101/2000/QĐ-NHNN17 ngày 29/3/2000.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng thân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC
(Đã ký)
Trần Minh Tuấn

 

QUY CHẾ

Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; việc mở, chấm dứt

hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng

nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 615/2003/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định:

a. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là giấy phép) đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân);

b. Việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

c. Việc thu hồi giấy phép và thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

2. Việc thu hồi giấy phép và thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sẽ có quy định riêng.

Điều 2. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép, chấp thuận việc mở và chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cấp, thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định cấp, thu hồi giấy phép; chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I

CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 3. Điều kiện để được cấp giấy phép

1. Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động; Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải có văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện). Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải xuất phát từ yêu cầu của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo qui định của Chính phủ.

3. Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và phải có vốn góp tối thiểu bằng 5% vốn pháp định và không vượt quá mức góp vốn tối đa của một thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật.

5. Có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định pháp luật khác có liên quan.

6. Có phương án hoạt động khả thi.

Điều 4. Hồ sơ xin cấp giấy phép

1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu quy định (phụ lục 1 đính kèm).

2. Biên bản Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân

3. Dự thảo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân đã được hội nghị thành lập nhất trí thông qua.

4. Phương án hoạt động 3 năm đầu.

5. Danh sách, lý lịch, các văn bằng (bản sao có công chứng) chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc).

6. Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách thành viên góp vốn.

7. Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về việc thành lập đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; Văn bản chấp thuận về nơi đặt trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).

Điều 5. Lệ phí cấp giấy phép

Quỹ tín dụng nhân dân phải nộp cho Ngân hàng Nhà nước lệ phí cấp giấy phép một lần là 50.000 đ (năm mươi nghìn đồng).

Điều 6. Sử dụng giấy phép

1. Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong giấy phép.

2. Cấm làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép.

Điều 7. Đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp giấy phép, Quỹ tín dụng nhân dân phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố. Quỹ tín dụng nhân dân có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 8. Điều kiện hoạt động

1. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau:

a. Có Điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

b. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

c. Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả khi Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động;

d. Trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày, Quỹ tín dụng nhân dân phải thông báo về những nội dung được quy định trong giấy phép:

- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, thông báo trên đài phát thanh xã trong 3 ngày liên tiếp và đăng báo địa phương trong 3 số liên tiếp.

- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải đăng báo trung ương trong 3 số liên tiếp.

2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép, Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép phải hoạt động.

Điều 9. Thời hạn cấp giấy phép

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thẩm định đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quy chế này ra quyết định kèm theo giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân (theo phụ lục 2, 5 đính kèm). Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản giải thích lý do.

Điều 10. Quyết định chuẩn y các chức danh và Điều lệ

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định chuẩn y các chức danh Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Quyết định chuẩn y cho phép áp dụng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quyết định chuẩn y các chức danh Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác trong Ban kiểm soát, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; Quyết định chuẩn y cho phép áp dụng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Mục II

MỞ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG, ĐIỂM GIAO DỊCH

CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

Điều 11. Điều kiện để mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có thể mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:

1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm kể từ ngày đi vào hoạt động; Có nhu cầu mở rộng màng lưới hoạt động phục vụ các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên địa bàn dự định mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Tình hình tài chính lành mạnh; hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất

3. Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả.

4. Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý.

5. Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Điều 12. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1. Hồ sơ:

a. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; trong đó phải nêu tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phải khẳng định đủ điều kiện để mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;

b. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp ủy quyền).

c. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện.

d. Đề án mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; trong đó nêu rõ sự cần thiết phải mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, dự kiến tổ chức bộ máy, nội dung, phạm vi hoạt động và kế hoạch hoạt động trong 3 năm đầu;

đ. Bản sao (được công chứng) báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán trong 2 năm gần nhất của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương;

e. Văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương dự định mở sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện về sự cần thiết phải mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại địa phương;

g. Văn bản chấp thuận cho phép đặt trụ sở của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương dự định mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Trình tự và thủ tục:

a. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện (theo quy định tại khoản 1 Điều này). Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận việc mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nói rõ lý do;

b. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải hoàn tất các thủ tục cần thiết để đưa sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện vào hoạt động;

Những nội dung hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện phải được niêm yết tại trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng báo Trung ương và báo địa phương (nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện) trong 3 số liên tiếp.

Điều 13. Chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được phép chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ gồm:

a. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) về việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện trong đó nêu rõ lý do, thực trạng hoạt động và tình hình tài chính của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện đến thời điểm xin chấm dứt hoạt động và khẳng định việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện không ảnh hưởng đến hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên địa bàn;

b. Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp ủy quyền);

c. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;

d. Phương án xử lý khi chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;

đ. Ý kiến bằng văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi có sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện về việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (trừ trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở cùng trên địa bàn Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đặt trụ sở chính).

2. Trình tự, thủ tục:

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện (theo quy định tại khoản 1 Điều này). Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo quy định, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nói rõ lý do.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải tiến hành làm các thủ tục chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Quyết định chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện phải được gửi tới Ngân hàng Nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh, các tổ chức, cá nhân có liên quan; đăng báo Trung ương và địa phương (nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện) trong 3 số liên tiếp.

4. Khi chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ và giải quyết các tồn tại khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Việc chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên trên địa bàn.

Điều 14. Việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện:

a. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) đề nghị chuyển trụ sở làm việc của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;

b. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố về việc chuyển trụ sở làm việc của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại địa phương;

c. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở mà sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chuyển đến.

2. Trình tự, thủ tục:

a. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi đến Ngân hàng Nhà nước 01 bộ hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước xem xét và có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nói rõ lý do.

b. Sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh và có thông báo về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng báo địa phương (nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện) trong 3 số liên tiếp.

Điều 15. Việc mở, chấm dứt hoạt động điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở điểm giao dịch trên địa bàn hoạt động ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Điểm giao dịch là bộ phận trực thuộc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ban hành, hạch toán báo sổ, không có bảng cân đối tài khoản kế toán riêng, không được để tồn quỹ tiền mặt và không có con dấu riêng. Cuối ngày giao dịch, các sổ sách, chứng từ và tiền mặt tồn quỹ của điểm giao dịch phải tập trung về trụ sở chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Việc mở điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải được Uỷ ban nhân dân xã sở tại chấp thuận và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cho phép bằng văn bản.

3. Việc chấm dứt hoạt động điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở quyết định và phải báo cáo Uỷ ban nhân dân xã sở tại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Mục III

THU HỒI GIẤY PHÉP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

Điều 16. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có thể bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

1. Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật.

2. Không có đủ các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.

3. Hoạt động sai mục đích ghi trong giấy phép.

4. Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể.

5. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập theo Nghị quyết của Đại hội thành viên.

6. Bị phá sản.

7. Tự nguyện xin giải thể trong trường hợp có khả năng thanh toán hết nợ.

Điều 17. Thu bồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật.

1. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã được cấp giấy phép nhưng chưa hoạt động khi bị thu hồi giấy phép trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 18 Quy chế này

2. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã hoạt động, trình tự thủ tục khi thu hồi giấy phép thực hiện theo qui định tại Điều 23 của Quy chế này

3. Hồ sơ thu hồi giấy phép theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Quy chế này.

Điều 18. Thu hồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không đủ điều kiện hoạt động

Trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không đủ các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 8 Quy chế này, khi bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép, các sáng lập viên có trách nhiệm giải quyết thanh toán tiền cho những người góp vốn sau khi thanh toán chi phí có liên quan đến việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Điều 19. Thu hồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập

1. Điều kiện để được sáp nhập:

a. Có phương án sáp nhập khả thi;

b. Được Đại hội thành viên của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có liên quan đến sáp nhập nhất trí chấp thuận và cam kết cùng chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại cũ;

c. Có văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về việc sáp nhập.

2. Trình tự, thủ tục sáp nhập:

a. Hội đồng quản trị các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có liên quan sau khi bàn bạc thống nhất về chủ trương, phải xây dựng phương án sáp nhập. Phương án phải thể hiện được thực trạng tổ chức và hoạt động của từng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; sự cần thiết của việc sáp nhập; các giải pháp, cách thức tiến hành, thời gian dự kiến thực hiện việc sáp nhập; trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan khi sáp nhập; biện pháp xử lý tồn tại và các vấn đề khác;

b. Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có liên quan đến sáp nhập phải:

- Tổ chức Đại hội thành viên để thông qua phương án sáp nhập, quyết định việc sáp nhập và những vấn đề khác có liên quan;

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc sáp nhập;

- Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Quy chế này đề trình Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

c. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo qui định, nếu chấp thuận thì Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra qui định thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập và quyết định chuẩn y các vấn đề liên quan (nếu có thay đổi) theo qui định đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập.

Điều 20. Thu hồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia tách, hợp nhất

1. Điều kiện để được chia tách, hợp nhất:

a. Có phương án chia tách, hợp nhất khả thi;

b. Được Đại hội thành viên của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nhất trí chia tách, hợp nhất và cam kết cùng chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại cũ;

c. Có văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về việc chia tách, hợp nhất.

2. Trình tự, thủ tục chia tách, hợp nhất:

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dự định chia tách, hợp nhất phải thành lập Hội đồng để giải quyết việc chia tách, hợp nhất. Hội đồng dự định chia tách gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dự định chia tách và đại diện của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới dự định hình thành từ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chia tách; Hội đồng dự định hợp nhất gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dự định hợp nhất.

Hội đồng có nhiệm vụ:

a. Bàn bạc, hiệp thương để thống nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chia tách, hợp nhất; lập hồ sơ xin chia tách, hợp nhất Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

b. Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự khi chia tách, hợp nhất; xây dựng phương án hoạt động, dự thảo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới để trình Đại hội thành viên quyết định;

c. Triệu tập Đại hội thành viên để quyết định phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự khi chia tách, hợp nhất và thực hiện các nội dung của Hội nghị thành lập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới sau khi được chia tách, hợp nhất theo quy định;

d. Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan về quyết định chia tách, hợp nhất và giải quyết các vấn đề kinh tế có liên quan đến họ;

đ. Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc chia tách, hợp nhất;

e. Hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 24 của Quy chế này trình Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

3. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, nếu chấp thuận thì Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia tách, hợp nhất; Đồng thời ra quyết định cấp giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân mới (Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thành lập là hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới sau khi chia tách, hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Mục 1 của Quy chế này).

4. Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã được chia tách, hợp nhất; đăng ký kinh doanh, khắc dấu đối với các Quỹ tín dụng nhân dân mới theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Thu hồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị phá sản

1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã dùng mọi biện pháp hỗ trợ nhưng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Quy chế này, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị phá sản.

Điều 22. Thu hồi giấy phép trong trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tự nguyện giải thể theo nghị quyết của Đại hội thành viên

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải gửi hồ sơ xin giải thể đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm:

a. Đơn xin tự nguyện giải thể, trong đơn phải nêu rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng, lý do xin giải thể,

b. Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tự nguyện giải thể, nghị quyết chỉ có giá trị khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự tại Đại hội biểu quyết tán thành;

c. Phương án thanh lý dã được Đại hội thành viên thông qua;

d. Bảng cân đối tài khoản kế toán của năm gần nhất và đến thời điểm xin giải thể.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán nợ và thanh lý các hợp đồng, Uỷ ban nhân dân nhận đơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin tự nguyện giải thể của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Sau khi có thông báo chấp thuận giải thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Quy chế này. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ra quyết định thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tự nguyện giải thể.

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tự nguyện giải thể phải đăng báo địa phương nơi Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong 3 số liên tiếp về việc xin tự nguyện giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo chấp thuận việc xin giải thể, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải thanh toán các khoản chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp và chi trả các khoản theo Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cho thành viên.

Điều 23. Thu hồi giấy phép trong các trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động sai mục đích ghi trong giấy phép, có những vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể.

1. Ngân hàng Nhà nước đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra thông báo giải thể Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nêu rõ thực trạng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

- Báo cáo kết quả thanh tra xác định những vi phạm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Sau khi có thông báo giải thể Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước ra ngay quyết định thu hồi giấy phép, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải tiến hành thanh lý ngay dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại mục 4, 5 của Quy chế này.

Điều 24. Hồ sơ thu hồi giấy phép

1. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tự nguyện xin giải thể, hồ sơ gồm:

a. Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc tự nguyện giải thể của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

b. Các văn bản khác nếu Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

2. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chia tách, hợp nhất, sáp nhập

a. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chia tách, hợp nhất, hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chia tách, hợp nhất đề nghị được chia tách, hợp nhất; đề nghị chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia tách, hợp nhất đồng thời cấp giấy phép và chuẩn y các vấn đề liên quan theo quy định. Nội dung tờ trình phải nêu rõ thực trạng về tổ chức, hoạt động, những vấn đề tồn tại, vướng mắc, cam kết chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan sau khi chia tách, hợp nhất, triển khai và thực hiện phương án được chấp thuận.

- Nghị quyết Đại hội thành viên chia tách, hợp nhất;

- Phương án chia tách, hợp nhất;

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận;

- Những văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

b. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập, hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập đề nghị cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khác sáp nhập vào đơn vị mình; đề nghị chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân được sáp nhập và chuẩn y các vấn đề liên quan theo quy định. Nội dung tờ trình phải nêu rõ thực trạng về tổ chức, hoạt động những những vấn đề tồn tại, vướng mắc, cam kết chịu trách nhiệm trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, bàn giao cam kết chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận và xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan sau khi sáp nhập, triển khai và thực hiện phương án được chấp thuận;

- Nghị quyết Đại hội thành viên sáp nhập;

- Phương án sáp nhập;

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận;

- Những văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

3. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị phá sản, hồ sơ gồm:

a. Tờ trình Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố của Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở kèm theo biên bản thanh tra xác định các vi phạm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nội dung tờ trình phải nêu rõ thực trạng và các biện pháp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;

b. Quyết định của toà án về việc tuyên bố phá sản Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

c. Những văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

4. Các trường hợp khác ngoài trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, hồ sơ gồm:

a. Tờ trình Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố của Chánh Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nội dung tờ trình phải nêu rõ nguyên nhân phải thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và các biện pháp xử lý sau khi thu hồi giấy phép;

b. Biên bản thanh tra xác định các vi phạm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

c. Thông báo giải thể Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố;

d. Những văn bản khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 25. Quyết định thu hồi giấy phép

1. Nội dung chính của quyết định:

a. Tên và địa chỉ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

b. Lý do thu hồi giấy phép;

c. Hiệu lực của quyết định;

d. Việc xử lý sau khi thu hồi giấy phép;

đ. Giám sát thanh lý và trách nhiệm, quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý của Ngân hàng Nhà nước tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Nơi gửi quyết định thu hồi giấy phép của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

a. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị thu hồi giấy phép;

b. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đóng trụ sở;

c. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị thu hồi giấy phép;

d. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị thu hồi giấy phép.

3. Thông báo quyết định thu hồi giấy phép.

Trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ký quyết định thu hồi giấy phép Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm thông báo quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, đài phát thanh xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đóng trụ sở.

Điều 26. Trách nhiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị thu hồi giấy phép

1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành phải tự kiểm tra, báo cáo và đề xuất các giải pháp xử lý gửi Ngân hàng Nhà nước.

2. Phải có cam kết chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, trong việc thu hồi nợ, xử lý các tồn tại của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

3. Kể từ thời điểm quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải:

a. Chấm dứt ngay hoạt động huy động vốn và cho vay; ngừng tính lãi, trả lãi đối với các khoản nợ phải trả, phải thu;

b. Ngừng toàn bộ việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên;

c. Kiểm kê toàn bộ số ấn chỉ quan trọng chưa sử dụng (sổ tiền gửi, séc...), thẻ thành viên nộp về chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

d. Thực hiện việc thanh lý theo quy định của pháp luật.

Mục IV

THANH LÝ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

Điều 27. Hội đồng thanh lý

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra thông báo giải thể bắt buộc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, quyết định thành lập Hội đồng thanh lý và chỉ định Chủ tịch Hội đồng để tổ chức việc giải thể Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý phải có các nội dung:

- Họ tên, địa chỉ những người chịu trách nhiệm chính trong Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

- Thời hạn thanh lý;

- Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

2. Thành phần Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm đại diện của chính quyền địa phương, đại diện Quỹ tín dụng nhân dân (Hội đồng quản trị, người điều hành), đại diện thành viên Quỹ tín dụng nhân dân (sáng lập viên, thành viên), đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở còn nợ vay Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) và các ban ngành đoàn thể khác có liên quan (nếu xét thấy cần thiết).

3. Hội đồng thanh lý có trách nhiệm:

a. Lập danh sách và số tiền (gốc, lãi) của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực và danh mục các tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân để xử lý bao gồm:

- Tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế,

- Các khoản cho vay;

- Tài sản cố định, tài sản đi thuê, đi mượn hoặc cho thuê, cho mượn;

- Tồn quỹ tiền mặt (nội tệ, ngoại tệ), kim loại quý, đá quý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá;

- Các khoản vốn góp tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và tổ chức liên kết phát triển hệ thống;

- Các khoản phải thu, phải trả khác;

- Các tài sản khác.

b. Xây dựng kế hoạch thanh lý; triển khai kế hoạch thanh lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; tìm mọi biện pháp thu hồi nợ và tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân để thanh toán cho các chủ nợ;

c. Tổ chức thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo các quy định của pháp luật hiện hành. Mọi khoản thu của Quỹ tín dụng nhân dân phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 28 của Quy chế này;

d. Hàng tháng, Hội đồng thanh lý phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn về tình hình và kết quả thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thanh lý có quyền hạn và trách nhiệm:

a. Chủ tịch Hội đồng thanh lý có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viền trong Hội đồng thanh lý và ký tên trên các văn bản, chứng từ, báo cáo liên quan trong quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

b. Chủ tịch Hội đồng thanh lý có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương hỗ trợ trong việc thu hồi nợ và xử lý những tổ chức, cá nhân cố tình chây ỳ trong việc trả nợ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;

c. Hội đồng thanh lý hoạt động theo quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thanh lý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ của mình;

d. Hội đồng thanh lý được sử dụng con dấu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Thứ tự ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ

1. Các khoản lệ phí, chi phí cho việc giải thể Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2. Các khoản tiền của Nhà nước và các tổ chức khác cho vay đặc biệt dưới các hình thức cho vay, gửi tiền có mục đích nhằm hỗ trợ chi trả tiền gửi dân chúng (nếu có).

3. Các khoản tiền gửi của khách hàng.

4. Các khoản tiền vay của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, vay của các tổ chức, cá nhân khác (ngoài các khoản quy định tại khoản 2 Điều này).

5. Các khoản nợ thuế (nếu có).

6. Trả vốn góp cho thành viên theo khả năng tài chính hiện có và đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các thành viên.

7. Việc giải quyết các quyền lợi khác của thành viên chỉ được thực hiện sau khi đã giải quyết xong các nghĩa vụ đối với các chủ nợ.

Điều 29. Việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được trở thành chủ nợ trong quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khi giải thể, phá sản được thực hiện theo quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Điều 30. Thời hạn thanh lý

Thời hạn thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

Trường hợp phải kéo dài quá thời hạn thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thì Hội đồng thanh lý phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước và có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cho gia hạn thanh lý. Việc gia hạn thanh lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Thời gian gia hạn từng lần không quá 6 tháng.

Điều 31. Kết thúc thanh lý

1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở kết thúc thanh lý trong các trường hợp sau:

a. Đã thanh toán hết các khoản nợ;

b. Hết thời hạn thanh lý theo quy định (kể cả thời gian gia hạn nếu có);

c. Không có khả năng thanh toán đủ cho các chủ nợ.

2. Khi kết thúc thanh lý, Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải có báo cáo bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cho kết thúc thanh lý trong các trường hợp sau:

a. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã xử lý xong các khoản nợ và tài sản, Hội đồng thanh lý phải có báo cáo bằng văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định giải thể đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và làm thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

b. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã xử lý xong các khoản nợ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 28 của Quy chế này, Hội đồng thanh lý phải có báo cáo bằng văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao số nợ còn phải thu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và các sáng lập viên để tiếp tục thu hồi nợ trả vốn góp cho thành viên, chia cho thành viên theo công sức đóng góp trong quá trình xây dựng Quỹ tín dụng nhân dân (nếu còn) và ra quyết định giải thể đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hội đồng thanh lý có trách nhiệm làm thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

c. Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không có khả năng thanh toán đủ cho các chủ nợ, Hội đồng thanh lý có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố và Ngân hàng Nhà nước đề nghị cho kết thúc thanh lý để tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

3. Hội đồng thanh lý có trách nhiệm bàn giao cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan trong quá trình hoạt động và thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để lưu trữ và toàn bộ số ấn chỉ thông thường chưa sử dụng sau khi kết thúc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

4. Hội đồng thanh lý phải chuyển giao cho chính quyền địa phương các tài sản không được chia (vốn do Nhà nước trợ cấp, công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư) để quản lý và sử dụng chung cho cộng đồng dân cư.

Điều 32. Chi phí thanh lý

Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chịu. Các khoản chi phí thanh lý phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật phù hợp với kết quả thu hồi nợ do Chủ tịch Hội đồng thanh lý quyết định và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Chi phí thanh lý bao gồm:

1. Chi phí cho việc thu hồi nợ theo kết quả thu hồi nợ.

2. Các chi phí hợp lý khác phát sinh trong quá trình thanh lý.

Mục V

GIÁM SÁT VIỆC THANH LÝ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

Điều 33. Tổ giám sát thanh lý

1. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn; chỉ định Tổ trưởng và các thành viên của Tổ giám sát thanh lý, đồng thời qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên của Tổ giám sát thanh lý. Thành viên tham gia Tổ giám sát thanh lý tối thiểu phải có 3 người.

2. Tổ trưởng và các thành viên Tổ giám sát thanh lý chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố về việc thực thi nhiệm vụ của mình.

Điều 34. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Tổ giám sát thanh lý

1. Phải là cán bộ của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trình độ, kinh nghiệm về công tác chuyên môn ngân hàng và am hiểu về nghiệp vụ Quỹ tín dụng nhân dân.

2. Không phải là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc và thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị thanh lý.

3. Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, ngoài những tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, phải là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý

1. Chỉ đạo Hội đồng thanh lý xây dựng kế hoạch thanh lý theo quy định để trình Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chấp thuận.

2. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chỉ đạo, giám sát Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

3. Yêu cầu Hội đồng thanh lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin và thực trạng tổ chức và tài chính, về diễn biến tình hình của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại thời điểm bị thu hồi giấy phép và những vấn đề phát sinh trong quá trình thanh lý.

4. Giám sát toàn bộ quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

5. Báo cáo Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trường hợp cần thiết có văn bản đề nghị các cơ quan có liên quan hỗ trợ Hội đồng thanh lý trong việc thu hồi vốn là tài sản, xử lý các khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ làm thất thoát tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

6. Được quyền đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có quyết định tạm đình chỉ hoạt động của những thành viên Hội đồng thanh lý cố ý vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện theo kế hoạch thanh lý hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, từ chối thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ; trường hợp nghiêm trọng, có văn bản yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý các cá nhân sai phạm.

7. Kiến nghị Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khi kết thúc thanh lý trong những trường hợp nêu tại Điều 31 của Quy chế này.

8. Giám sát việc thực hiện các thủ tục pháp lý khi kết thúc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

9. Tổ giám sát thanh lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 36. Trách nhiệm của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố

1. Xem xét và quyết định cấp, thu hồi giấy phép; chấp thuận mở, chấm dứt hoạt động điểm giao dịch Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.

2. Cử cán bộ giám sát việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

3. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền.

Điều 37. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

a. Hướng dẫn, chỉ dạo các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thanh tra, kiểm tra và kiến nghị thu hồi giấy phép Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn;

b. Xem xét và có ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt dộng và khả năng tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải bị thu hồi giấy phép.

2. Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác:

a. Có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp giấy phép và chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương;

b. Đề xuất xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân.

3. Vụ Pháp chế:

a. Có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân để kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉnh sửa cho phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành;

b. Là đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các vấn đề pháp lý trong quá trình thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân.

4. Các đơn vị khác có trách nhiệm xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề liên quan đến việc cấp, thu hồi giấy phép thanh lý và giám sát thanh lý, mở chấm dứt hoạt động điểm giao dịch Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; việc cấp giấy phép, mở, chấm dứt hoạt dộng của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Các Quỹ tín dụng nhân dân đã được cấp giấy phép hoạt động không phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép mới. Nếu có sự thay đổi về các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động đã được cấp thì đề nghị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định bổ sung, sửa đổi các nội dung ghi trong giấy phép theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 

 

KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
(Đã ký)


Trần Minh Tuấn

 

 

 

Collapse Luật Các tổ chức tín dụngLuật Các tổ chức tín dụng
Expand Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017
Collapse Luật Các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi 2004Luật Các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi 2004
Expand 1. Luật1. Luật
Expand Bán buôn tín dụngBán buôn tín dụng
Expand Bảo lãnh ngân hàngBảo lãnh ngân hàng
Expand Cho vay không cần tài sản bảo đảmCho vay không cần tài sản bảo đảm
Expand Cho vay mua, thuê mua nhà thu nhập thấpCho vay mua, thuê mua nhà thu nhập thấp
Expand Chuyển tiền điện tử, chứng từ điện tửChuyển tiền điện tử, chứng từ điện tử
Expand CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰCCHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC
Expand CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC TCTD & Chi nhánh ngân hàng nước ngoàiCHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC TCTD & Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Các biện pháp bảo đảm tiền vayCác biện pháp bảo đảm tiền vay
Expand Cơ chế lãi suất thỏa thuậnCơ chế lãi suất thỏa thuận
Expand Cấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD có yếu tố nước ngoàiCấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD có yếu tố nước ngoài
Collapse Cấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD trong nướcCấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD trong nước
Quyết định 01/2008/QĐ-NHNN Quy định việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Thông tư 02/2008/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Thông tư 03/1998/TT-NHNN5 Hướng dẫn thực hiện cấp Giấy phép hoạt động cho các công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước
Thông tư 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
Quyết định 05/2006/QĐ-NHNN Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quyết định 05/2007/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Thông tư 06/2007/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CPngày 26/05/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính phủvề tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 06/2002/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Thông tư 06/2005/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính"
Thông tư 06/2010/TT-NHNN Hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại
Thông tư 07/2004/TT-NHNN Sửa đổi điểm 17.2 Thông tư 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Thông tư 08/2005/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/05/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2005 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 08/2009/TT-NHNN Hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
Thông tư 08/2001/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
Thông tư 09/2001/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 09/2010/TT-NHNN Quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần
Thông tư 100/2002/TT-BTC Hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhà nước.
Quyết định 101/2000/QĐ-NHNN17 Về việc ban hành Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 108/2006/QĐ-TTg Về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Quyết định 1087/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Quyết định 1090/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Quyết định 122/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại Nhà nước
Quyết định 1269/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Mẫu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg Về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
Quyết định 14/2006/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 141/2006/NĐ-CP Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Nghị định 16/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Quyết định 1601/2001/QĐ-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Quy chế xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân ban hành theo Quyết định số 467/2000/QĐ-NHNN3 ngày 7/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 1603/2001/QĐ-NHNN Về Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN Sửa đổi Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân theo Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 24/2003/QĐ-NHNN Ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần
Quyết định 26/2008/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 35/2008/QĐ-NHNN Sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kèm theo Quyết định 05/2007/QĐ-NHNN
Quyết định 383/2002/QĐ-NHNN Ban hành mẫu Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Quyết định 40/2007/QĐ-NHNN Về Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần
Quyết định 45/1999/QĐ-NHNN5 Về việc ban hành Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng cổ phần Việt nam và việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 45/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 46/2007/QĐ-NHNN Sửa đổi quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN
Nghị định 48/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Nghị định 49/2000/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 516/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Nghị định 59/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 614/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN Về việc ban hành quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của nhân hàng nhà nước
Nghị định 65/2005/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Nghị định 69/2005/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 696/2003/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 09/2001/TT-NHNN ngày 08/10/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính
Nghị định 79/2002/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN Về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Qui định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 81/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính
Nghị định 82/1998/NĐ-CP Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại
Quyết định 90/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng thương mại
Nghị định 95/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
Quyết định 950/2002/QĐ-NHNN Về việc bổ sung, sửa đổi Điều 13 Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN ban hành kèm theo QĐ số 101/2000/QĐ-NHNN17 ngày 29/3/2000
Quyết định 951/2003/QĐ-NHNN Ban hành quy chế về thành lập và hoạt động công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP Hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-NHNN Hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Văn bản hợp nhất 18/VBHN-NHNN Hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân
Expand Cổ phần hóa tổ chức tín dụngCổ phần hóa tổ chức tín dụng
Expand Dịch vụ tiết kiệm bưu điệnDịch vụ tiết kiệm bưu điện
Expand Giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiGiới hạn, tỷ lệ an toàn vốn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Giữ bí mật thông tin khách hàngGiữ bí mật thông tin khách hàng
Expand Hoán đổi lãi suấtHoán đổi lãi suất
Expand Hoạt động chiết khấu, tái chiếu khấu giấy tờ có giáHoạt động chiết khấu, tái chiếu khấu giấy tờ có giá
Expand Huy động, cho vay vốn bằng vàngHuy động, cho vay vốn bằng vàng
Expand Kiểm soát, kiểm toán nội bộ, độc lập TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiKiểm soát, kiểm toán nội bộ, độc lập TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Mua lại, sáp nhập, hợp nhất TCTD cổ phầnMua lại, sáp nhập, hợp nhất TCTD cổ phần
Expand Môi giới tiền tệMôi giới tiền tệ
Expand Nghiệp vụ cho thuê tài chínhNghiệp vụ cho thuê tài chính
Expand Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD VNNhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD VN
Expand Những quy định khácNhững quy định khác
Expand Quy chế cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiQuy chế cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Quy chế hoạt động bao thanh toánQuy chế hoạt động bao thanh toán
Expand Quy chế kiểm soát đặc biệt TCTDQuy chế kiểm soát đặc biệt TCTD
Expand Quy chế mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiQuy chế mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậmQuy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
Expand Quy chế tiền gửi tiết kiệmQuy chế tiền gửi tiết kiệm
Expand Quy chế vay vốn giữa các TCTDQuy chế vay vốn giữa các TCTD
Expand Quy chế đồng tài trợ tín dụngQuy chế đồng tài trợ tín dụng
Expand Quản lý, xử lý nợ của các TCTDQuản lý, xử lý nợ của các TCTD
Expand TCTD góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệpTCTD góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp
Expand TCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng CSXHTCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng CSXH
Expand Thanh toán qua tổ chức dịch vụ thanh toánThanh toán qua tổ chức dịch vụ thanh toán
Expand Thẻ ngân hàngThẻ ngân hàng
Expand Thể lệ tín dụng trung-dài hạnThể lệ tín dụng trung-dài hạn
Expand Trích lập, sử dụng dự phòng xử lý rủi roTrích lập, sử dụng dự phòng xử lý rủi ro
Expand Tín dụng hỗ trợ xuất khẩuTín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Expand Tổ chức tín dụng phát hành, mua trái phiếu, tín phiếu, ngân phiếuTổ chức tín dụng phát hành, mua trái phiếu, tín phiếu, ngân phiếu
Expand Ủy thác và nhận ủy thác giữa các TCTDỦy thác và nhận ủy thác giữa các TCTD
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng & cty tài chính 1990Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng & cty tài chính 1990
Expand Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc giaHội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia
Expand Quy chế Quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho đánh bắt xa bờQuy chế Quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho đánh bắt xa bờ
Expand Tổ chức, hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTDTổ chức, hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD
Expand VBQPPL về tín dụng, ngân hàng (cũ)VBQPPL về tín dụng, ngân hàng (cũ)

Phụ lục đính kèm
 
Biểu mẫu.doc