Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Quyết định 1269/2001/QĐ-NHNN | Ban hành: 08/10/2001  |  Hiệu lực: 23/10/2001  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
_________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________

Số: 1269/2001/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Mẫu Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

_________________________

Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Mẫu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở căn cứ vào Mẫu điều lệ ban hành kèm theo quyết định này để xây dựng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của mình.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện Quyết định này./.

 

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

 

(Đã ký)

 

 

Trần Minh Tuấn

                                               


MẪU ĐIỀU LỆ

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/2001/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2001

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động.

1. Tên gọi đầy đủ          : Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở..................

2. Tên gọi tắt                : Quỹ tín dụng ...........................

3. Biểu tượng                : Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống Quỹ tín dụng   nhân dân

4.Trụ sở làm việc          : Số nhà....., phố......, xã (phường)..........,

   Huyện (thị xã)............, tỉnh, thành phố.............

5. Số điện thoại................................. Fax...........................

6. Địa bàn hoạt động (Ghi theo giấy phép thành lập và hoạt động được Ngân hàng Nhà nước cấp).

7. Thời gian hoạt động: (Ghi theo giấy phép thành lập và hoạt động được Ngân hàng Nhà nước cấp).

Điều 2.  Tính chất và mục tiêu hoạt động.

Quỹ tín dụng............. là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.

Điều 3. Tư cách pháp nhân.

Quỹ tín dụng...... có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước thành viên và trước pháp luật về hoạt động của mình.

Quỹ tín dụng... có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

Quỹ tín dụng....... được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này có thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng; thành viên có quyền xin ra Quỹ tín dụng theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ;

2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng và có quyền ngang nhau trong biểu quyết;

3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ tín dụng và thành viên cùng có lợi;

4. Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng, một phần chia theo số vốn góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng do Đại hội thành viên quyết định;

5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quỹ tín dụng có quyền.       

1. Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình;

2. Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

3. Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản cho vay;

4. Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;

5. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng nhân dân, khai trừ thành viên theo quy định của Điều lệ này.

6. Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;

7. Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.

8. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;

9. Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quỹ tín dụng có nghĩa vụ.

1. Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp; chấp hành các quy định của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng;

2. Thực hiện Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và chấp hành chế độ thanh tra, chế độ kiểm toán theo quy định;

3. Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động; quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao;

4. Chịu trách nhiệm hoàn trả tiền gửi, tiền vay, các khoản nợ khác đúng kỳ hạn; chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Quỹ tín dụng;

5. Nộp thuế theo luật định;

6. Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tín dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững;

7. Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọi thành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lý Quỹ tín dụng nhân dân.

8. Bảo đảm các quyền lợi của thành viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với thành viên.

9. Thực hiện hợp đồng lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

CHƯƠNG II

THÀNH VIÊN

 Điều 7. Điều kiện để trở thành thành viên.

Để trở thành thành viên Quỹ tín dụng ……cá nhân, hộ gia đình phải có đủ các điều kiện sau:

a. Cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng. Đối với những cá nhân có tài sản, có tổ chức sản xuất - kinh doanh và đăng ký tạm trú có thời hạn trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cũng có thể được xem xét cho tham gia thành viên;

b. Hộ gia đình cử người đại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên Quỹ tín dụng;

c. Các hợp tác xã, tổ hợp tác có trụ sở chính đăng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng, cử đại diện hợp pháp tham gia thành viên Quỹ tín dụng;

Các đối tượng quy định tại điểm a, b, c trên đây tự nguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, găp đủ vốn đ̉u có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng.

d. Các điều kiện khác (quy định theo tình hình cụ thể của từng Quỹ tín dụng).

Điều 8. Quyền của thành viên.

1. Được dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên, dự các cuộc họp thành viên để bàn bạc và biểu quyết những công việc của Quỹ tín dụng;

2. Được ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các chức danh được bầu khác của Quỹ tín dụng;

3. Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi theo vốn góp;

4. Được hưởng thụ các phúc lợi xã hội chung của Quỹ tín dụng theo quy định của pháp luật;

5. Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng;

6. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng;

7. Được đề đạt, phản ánh, kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết;

8. Được chuyển vốn góp, các quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho thành viên khác hoặc những người đủ điều kiện trở thành thành viên;

9. Được quyền xin ra Quỹ tín dụng theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;

10. Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra Quỹ tín dụng theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 12 của Điều lệ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp thành viên chết, vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ khác của thành viên được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 9. Nghĩa vụ thành viên.

1. Chấp hành Điều lệ và các Nghị quyết của Đại hội thành viên;

2. Góp vốn theo quy định tại Điều 26 của Điều lệ này.

3. Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ tín dụng;

4. Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ của Quỹ tín dụng trong phạm vi vốn góp của mình;

5. Hoàn trả vốn và lãi tiền vay của Quỹ tín dụng theo cam kết;

6. Bồi thường các thiệt hại do mình gây ra cho Quỹ tín dụng theo quyết định của Đại hội thành viên.

Điều 10. Các trường hợp được xem xét giải quyết cho ra Quỹ tín dụng.

Thành viên được xem xét giải quyết cho ra khỏi Quỹ tín dụng trong những trường hợp sau:

1. Thành viên thực sự gặp khó khăn như: Bản thân hoặc người trong gia đình bị ốm đau dài ngày, thành viên là người già neo đơn, thành viên sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài không có khả năng phục hồi;

2. Thành viên gặp rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như: sản xuất kinh doanh bị thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn;

3. Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào thực tế để quy định cho phù hợp).

Điều 11.  Các trường hợp bị khai trừ.

1. Thành viên không chấp hành Điều lệ và các Nghị quyết của Đại hội thành viên;

2. Vay nợ cố tình chây ỳ, có những hành vi tuyên truyền xuyên tạc về tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng;

3. Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào thực tế để quy định cho phù hợp).

Điều 12. Chấm dứt tư cách thành viên.

1. Tư cách thành viên chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Thành viên là cá nhân bị chết, bị mất năng lực hành vi dân sự;

b. Thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng đã được chấp nhận;

c. Thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó giải thể hoặc phá sản;

d. Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ;

đ. Thành viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ thành viên cho người khác;

e. Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế để quy đinh cho phù hợp).

2. Trường hợp thành viên có nguyện vọng xin ra Quỹ tín dụng thì phải có đơn đề nghị gửi Hội đồng quản trị trước 1 tháng để xem xét và quyết định.

3. Khi ra khỏi Quỹ tín dụng thành viên được chuyển vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho thành viên khác hoặc người có đủ điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng. Trong những trường hợp quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 Điều này nếu không chuyển nhượng được vốn góp cho người khác thì được trả lại vốn góp.

4. Việc trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thực trạng tài chính của Quỹ tín dụng khi quyết toán cuối năm, sau khi thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình (nếu có) đối với Quỹ tín dụng, bao gồm:

a.  Hoàn trả các khoản nợ vay Quỹ tín dụng (cả gốc và lãi);

b. Các khoản tổn thất phải bồi hoàn do phải ch̃u trách nhiệm hoặc liên đới ch̃u trách nhiệm;

c. Chịu một phần các khoản lỗ kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động của Quỹ tín dụng, mức cụ thể tương ứng với tỷ lệ vốn góp của thành viên theo nghị quyết của Đại hội thành viên.

5. Thành viên khi ra khỏi Quỹ tín dụng được hưởng các quyền lợi từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi do Đại hội thành viên quyết định.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍN DỤNG

Điều 13. Đại hội thành viên.

1. Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của Quỹ tín dụng.

2. Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên) có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế tại Quỹ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Hội đồng quản trị quyết định về tổ chức Đại hội thành viên, bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên và số lượng đại biểu đi dự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.

3. Đại hội thành viên thường kỳ: Họp mỗi năm 1 lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong vòng 90 ngày, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm tài chính. Quỹ tín dụng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. (Căn cứ vào thực tế Điều lệ Quỹ tín dụng có thể quy định Đại hội nhiệm kỳ tổ chức kết hợp với Đại hội thường kỳ).

4. Đại hội thành viên bất thường: Do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quyền hạn của Hội đồng quản trị hoặc của Ban kiểm soát;

Trong trường hợp có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên gửi lên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát, thì trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội thành viên; nếu quá thời hạn này mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn.

Điều 14. Nội dung Đại hội thành viên.

Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:

1. Báo cáo kết quả hoạt động trong năm, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

2. Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có);

3. Phương hướng hoạt động năm tới;

4. Tăng, giảm vốn điều lệ theo mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; mức góp vốn tối thiểu của thành viên;

5. Bầu, bầu bổ sung hoặc bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Quỹ tín dụng;

6. Thông qua phương án do Hội đồng quản trị xây dựng về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng;

7. Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng do Hội đồng quản trị báo cáo; quyết định khai trừ thành viên;

8. Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể Quỹ tín dụng;

9. Sửa đổi Điều lệ của Quỹ tín dụng;

10. Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên đề nghị.

11. Riêng Đại hội thành viên nhiệm kỳ còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ; báo cáo hoạt động của  Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; thông qua phương hướng hoạt động và bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới.

Điều 15. Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội thành viên Quỹ tín dụng.

1. Đại hội thành viên phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự. Nếu không đủ số lượng quy định trên thì phải tạm hoãn Đại hội; Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội.

2. Quyết định sửa đổi Điều lệ, hợp nhất, chia tách, giải thể Quỹ tín dụng được thông qua khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có quá 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

3. Việc biểu quyết tại Đại hội thành viên và các cuộc họp thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên trong Quỹ tín dụng. Mỗi thành viên hoặc đại biểu thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết.

Điều 16. Thông báo triệu tập Đại hội thành viên:

Chậm nhất là 10 ngày, trước khi khai mạc Đại hội thành viên, cơ quan triệu tập Đại hội phải thông báo thời gian, địa điểm họp và chương trình Đại hội cho từng thành viên hoặc đại biểu thành viên. Đại hội thành viên chỉ thảo luận và quyết định những vấn đề đã ghi trong chương trình và những vấn đề phát sinh khi có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên đề nghị.

Điều 17. Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Quỹ tín dụng theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng quản trị có tối thiểu 3 thành viên; số lượng cụ thể mỗi nhiệm kỳ do Đại hội thành viên quyết định. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín.

3. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị:

a. Phải là thành viên của Quỹ tín dụng;

b. Là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực quản lý  và hiểu biết về hoạt động ngân hàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c. Không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, thủ quỹ của Quỹ tín dụng và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ;

d.  Các tiêu chuẩn khác (căn cứ thực tế hoạt động của từng Quỹ tín dụng để quy định). 

4. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là.......... năm.

5. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trước pháp luật.

6. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 18. Hoạt động của Hội đồng quản trị.

1. Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi tháng 1 lần, để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Trường hợp cần thiết, có thể họp phiên bất thường theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc ít nhất 2/3 (Hai phần ba) thành viên Hội đồng quản trị; của Trưởng ban kiểm soát hoặc ít nhất  2/3 (Hai phần ba) thành viên Ban kiểm soát .

2. Các phiên họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (Hai phần ba) thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết của Hội đồng quản trị có số phiếu ngang nhau, thì phiếu biểu quyết của bên có người chủ trì phiên họp là quyết định.

3. Nội dung và kết luận của mỗi phiên họp Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản, biên bản phải có đủ chữ ký của chủ tọa và thư ký phiên họp. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình, ý kiến bảo lưu được lập thành văn bản có chữ ký của người bảo lưu và được lưu trữ cùng với nghị quyết của phiên họp.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị.

1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên;

2. Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ những vấn đề thuộc thẩm  quyền của Đại hội thành viên);

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng;

4. Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên;

5. Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng.

6. Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua;

7. Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được Ngân hàng Nhà nước cho phép và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và báo cáo trước Đại hội thành viên gần nhất.

8. Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước;

9. Trình Đại hội thành viên Báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có); phương hướng kế hoạch hoạt động năm tới;

10. Kiến nghị sửa đổi Điều lệ;

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Chủ tịch Hội đồng quản trị.

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Quỹ tín dụng trước pháp luật.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám  sát việc điều hành của Giám đốc Quỹ tín dụng.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT (Các văn bản trình Đại hội thành viên; trình Ngân hàng Nhà nước...).

4. Việc Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc Quỹ tín dụng (căn cứ vào tình hình thực tế của Quỹ tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để ghi vào Điều lệ cho phép hoặc không).

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tại các tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tham gia Hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng trung ương.

6. Khi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải uỷ quyền bằng văn bản cho 1 thành viên Hội đồng quản trị khác thay thế, theo quy chế làm việc của Hội đồng quản trị.

Điều 21. Ban kiểm soát.

1. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng.

2. Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp. Ban kiểm soát có ..... thành viên, trong đó có 1 kiểm soát viên chuyên trách. Ban kiểm soát bầu 1 người là trưởng Ban để điều hành công việc của Ban, Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị (các Quỹ tín dụng căn cứ vào hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và thực tế của Quỹ tín dụng để quy định số lượng thành viên Ban kiểm soát cho phù hợp).

3. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.

4. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của Quỹ tín dụng và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị em ruột của họ.

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát.

1. Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng hoạt động theo pháp luật;

2. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng, Nghị quyết Đại hội thành viên, Nghị quyết Hội đồng quản trị;

3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các Quỹ của Quỹ tín dụng, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

4. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng thuộc thẩm  quyền của mình;

5. Trưởng Ban kiểm soát hoặc đại diện Ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không biểu quyết;

6. Yêu cầu những người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;

7. Được sử dụng bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát;

8. Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:

a. Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội thành viên mà Ban kiểm soát đã yêu cầu.

b. Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên .

9. Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng.

Điều 23. Giám đốc.

1. Giám đốc Quỹ tín dụng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

2. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Giám đốc phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (căn cứ vào thực tế địa phương từng Quỹ tín dụng có thể quy định các tiêu chuẩn khác của Giám đốc nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật).

4. Giám đốc không kiêm nhiệm các chức vụ ở các tổ chức kinh tế, chính quyền và các chức vụ chủ chốt khác tại địa phương.

5. Khi vắng mặt, Giám đốc được uỷ quyền cho Phó giám đốc hoặc một thành viên Hội đồng quản trị điều hành công việc của Quỹ tín dụng, người uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc.

1. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị;

2. Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng;

3. Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng;

4. Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng;

5. Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;

6. Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm  tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên;

7. Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị , các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.

Điều 25. Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người Điều hành.

Những người sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Giám đốc, phó Giám đốc (nếu có):

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

2. Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu Xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;

3. Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;

4. Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của một tổ chức bị phá sản, trừ các trường hợp :

a . Là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bị phá sản vì lý do bất khả kháng do Chính phủ quy định;

b. Là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp chịu trách nhiệm về lý do doanh nghiệp bị phá sản;

c . Là Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tự nguyện đệ đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp đúng pháp luật và đã trả đủ nợ cho các chủ nợ.

5. Đã từng là đại diện theo pháp luật của một tổ chức bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

6. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng một Quỹ tín dụng.

CHƯƠNG IV

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Điều 26. Nguồn vốn hoạt động.

1. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng là số vốn góp của thành viên, tối thiểu là 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). Thành viên gia nhập Quỹ tín dụng phải có vốn góp tối thiểu là......đồng, mức tối đa (kể cả vốn chuyển nhượng) không vượt quá ...% tổng số vốn điều lệ của Quỹ tín dụng. (Căn cứ vào hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước từng Quỹ tín dụng quy định mức vốn góp tối thiểu, tối đa của thành viên cho phù hợp với thực tế).   

2. Vốn huy động: Quỹ tín dụng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và các tổ chức, cá nhân; vay vốn của Quỹ tín dụng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. Các nguồn vốn khác: bao gồm các nguồn vốn dịch vụ uỷ thác, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại vốn và quỹ khác hình thành trong quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng.

Điều 27. Hoạt động tín dụng.

1. Quỹ tín dụng... cho vay các khách hàng:

a. Cho vay đối với thành viên; 

b. Cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động (theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, từng Quỹ tín dụng quy định việc cho vay hộ nghèo cho phù hợp thực tế).

c. Cho vay khách hàng không phải là thành viên dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng phát hành.

2. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Quỹ tín dụng.

3. Khi cho vay Quỹ tín dụng tiến hành lập hồ sơ và thủ tục xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 28.  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

1. Quỹ tín dụng... được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác (không phải là Quỹ tín dụng cơ sở);

2. Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 29. Các hoạt động khác.

1. Quỹ tín dụng... được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào Quỹ tín dụng Trung ương và Tổ chức liên kết phát triển hệ thống theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Được nhận uỷ thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ; được thực hiện các hoạt động khác theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;

3. Thực hiện các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH,  KẾ TOÁN VÀ PHÂN PHỐI  LỢI NHUẬN

Điều 30. Năm tài chính Quỹ tín dụng.          

Năm tài chính của Quỹ tín dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 31. Hạch toán.

Quỹ tín dụng phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 32. Thu - chi tài chính của Quỹ tín dụng. 

Quỹ tín dụng thực hiện chế độ thu - chi tài chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 33. Phân phối lợi nhuận.

Phân phối lợi nhuận của Quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định theo hướng dẫn của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 34. Sử dụng vốn tự có và quỹ của Quỹ tín dụng.

1. Quỹ tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ, với tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Quỹ tín dụng không được sử dụng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ trợ cấp mất việc làm để chia lãi vốn góp, việc sử dụng các quỹ trên do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của Bộ tài chính và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi dùng thưởng định kỳ hoặc đột xuất, chi trợ cấp khó khăn cho nhân viên và thành viên Quỹ tín dụng hoặc dùng để đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ tín dụng, việc sử dụng 2 quỹ này do Hội đồng quản trị quyết định.

Điều 35. Thực hiện chế độ báo cáo.

Quỹ tín dụng thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 36. Xử lý các khoản lỗ.

Trường hợp quyết toán năm tài chính bị lỗ do nguyên nhân khách quan gây ra, Quỹ tín dụng được lấy lãi năm tài chính sau để bù; nếu lỗ do nguyên nhân chủ quan gây ra thì người có lỗi phải bồi hoàn theo quyết định của Đại hội thành viên.

CHƯƠNG VI

HỢP NHẤT, CHIA TÁCH, PHÁ SẢN, GIẢI  THỂ, THANH LÝ QUỸ TÍN DỤNG

  Điều 37. Hợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng.

1. Việc hợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng phải xuất phát từ yêu cầu của thực tế và đáp ứng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật hiện hành.

2. Đại hội thành viên quyết định việc hợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng trên cơ sở phương án do Hội đồng quản trị trình trước Đại hội.

3. Thủ tục hợp nhất, chia tách được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 38. Giải thể.

Quỹ tín dụng giải thể trong các trường hợp sau:

1. Giải thể tự nguyện theo Nghị quyết của Đại hội thành viên và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

2. Hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

3. Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc giải thể; Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.

Điều 39. Phá sản.

Quỹ tín dụng có thể bị toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Quỹ tín dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã dùng mọi biện pháp hỗ trợ nhưng Quỹ tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Điều 40. Thanh lý.

1. Trong trường hợp Quỹ tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

2. Quỹ tín dụng khi giải thể, việc thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do Quỹ tín dụng chịu.

CHƯƠNG VII

CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA QUỸ TÍN DỤNG

Điều 41. Quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước.

1. Quỹ tín dụng chịu sự quản lý của Bộ tài chính về thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ tài chính.

2. Chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về thực hiện chế độ, chính sách tiền tệ - tín dụng - Ngân hàng.

3. Quỹ tín dụng chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Quan hệ với chính quyền địa phương.

1. Được chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động an toàn, có hiệu quả.

2. Được Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng và thành viên Quỹ tín dụng.

3. Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng đối với chính quyền địa phương nơi Quỹ tín dụng đóng trụ sở.

Điều 43. Quan hệ với các tổ chức tài chính - tín dụng khác.

Được quan hệ hợp tác với tất cả các tổ chức tài chính - tín dụng ở trong nước theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Điều 44. Quan hệ với Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.

1. Là thành viên của Quỹ tín dụng trung ương.

2.  Được gửi vốn và vay vốn Quỹ tín dụng trung uơng; hưởng thụ các dịch vụ chung của Quỹ tín dụng Trung ương cung cấp cho thành viên; được trao đổi kinh nghiệm về hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

CHƯƠNG VIII

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

 Điều 45. Khen thưởng.

Các tổ chức, cá nhân, thành viên của Quỹ tín dụng có nhiều thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, phát triển Quỹ tín dụng, có nhiều đóng góp mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng sẽ được khen thưởng. Mức cụ thể do Đại hội thành viên quyết định.

Điều 46. Kỷ luật.

1. Thành viên nào vi phạm Điều lệ hoạt động của Quỹ tín dụng tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Quỹ tín dụng hoặc bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại tài sản thì phải bồi thường.

2. Tổ chức, cá nhân nào lợi dụng danh nghĩa Quỹ tín dụng để hoạt động vì mục đích mưu cầu lợi ích cá nhân; vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi hoàn vật chất theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 Điều 47.  Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Ngân hàng nhà nước chuẩn y.

Điều 48.  Việc sửa đổi Điều lệ do Đại hội thành viên quyết định và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Điều 49. Điều lệ được lập thành 3 bản và lưu giữ tại:

            - Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố: 1 bản

            - Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản

            - Quỹ tín dụng ................... : 1 bản./.

 

THAY MẶT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

 

 

Collapse Luật Các tổ chức tín dụngLuật Các tổ chức tín dụng
Expand Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017
Collapse Luật Các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi 2004Luật Các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi 2004
Expand 1. Luật1. Luật
Expand Bán buôn tín dụngBán buôn tín dụng
Expand Bảo lãnh ngân hàngBảo lãnh ngân hàng
Expand Cho vay không cần tài sản bảo đảmCho vay không cần tài sản bảo đảm
Expand Cho vay mua, thuê mua nhà thu nhập thấpCho vay mua, thuê mua nhà thu nhập thấp
Expand Chuyển tiền điện tử, chứng từ điện tửChuyển tiền điện tử, chứng từ điện tử
Expand CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰCCHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC
Expand CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC TCTD & Chi nhánh ngân hàng nước ngoàiCHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CÁC TCTD & Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Các biện pháp bảo đảm tiền vayCác biện pháp bảo đảm tiền vay
Expand Cơ chế lãi suất thỏa thuậnCơ chế lãi suất thỏa thuận
Expand Cấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD có yếu tố nước ngoàiCấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD có yếu tố nước ngoài
Collapse Cấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD trong nướcCấp phép, vốn điều lệ, tổ chức hoạt động TCTD trong nước
Quyết định 01/2008/QĐ-NHNN Quy định việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Thông tư 02/2008/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Thông tư 03/1998/TT-NHNN5 Hướng dẫn thực hiện cấp Giấy phép hoạt động cho các công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước
Thông tư 04/2010/TT-NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
Quyết định 05/2006/QĐ-NHNN Ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quyết định 05/2007/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Thông tư 06/2007/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CPngày 26/05/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính phủvề tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 06/2002/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Thông tư 06/2005/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính" và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ "Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính"
Thông tư 06/2010/TT-NHNN Hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại
Thông tư 07/2004/TT-NHNN Sửa đổi điểm 17.2 Thông tư 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Thông tư 08/2005/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/05/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2005 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 08/2009/TT-NHNN Hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
Thông tư 08/2001/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
Thông tư 09/2001/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 09/2010/TT-NHNN Quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần
Thông tư 100/2002/TT-BTC Hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại nhà nước.
Quyết định 101/2000/QĐ-NHNN17 Về việc ban hành Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 108/2006/QĐ-TTg Về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Quyết định 1087/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Quyết định 1090/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Quyết định 122/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại Nhà nước
Quyết định 1269/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Mẫu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg Về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
Quyết định 14/2006/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 141/2006/NĐ-CP Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Nghị định 16/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Quyết định 1601/2001/QĐ-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Quy chế xếp loại Quỹ tín dụng nhân dân ban hành theo Quyết định số 467/2000/QĐ-NHNN3 ngày 7/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 1603/2001/QĐ-NHNN Về Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Nghị định 165/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN Sửa đổi Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân theo Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 24/2003/QĐ-NHNN Ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN Ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần
Quyết định 26/2008/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 28/2005/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
Quyết định 31/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 35/2008/QĐ-NHNN Sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kèm theo Quyết định 05/2007/QĐ-NHNN
Quyết định 383/2002/QĐ-NHNN Ban hành mẫu Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Quyết định 40/2007/QĐ-NHNN Về Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần
Quyết định 45/1999/QĐ-NHNN5 Về việc ban hành Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng cổ phần Việt nam và việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 45/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 46/2007/QĐ-NHNN Sửa đổi quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN
Nghị định 48/2001/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Nghị định 49/2000/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 516/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Nghị định 59/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Quyết định 614/2003/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, bộ máy điều hành Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN Về việc ban hành quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân; việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của nhân hàng nhà nước
Nghị định 65/2005/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Nghị định 69/2005/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 696/2003/QĐ-NHNN Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 09/2001/TT-NHNN ngày 08/10/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ tín dụng nhân dân
Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty cho thuê tài chính
Nghị định 79/2002/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính
Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN Về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Qui định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 81/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính
Nghị định 82/1998/NĐ-CP Ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại
Quyết định 90/2001/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng thương mại
Nghị định 95/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
Quyết định 950/2002/QĐ-NHNN Về việc bổ sung, sửa đổi Điều 13 Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân và việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN ban hành kèm theo QĐ số 101/2000/QĐ-NHNN17 ngày 29/3/2000
Quyết định 951/2003/QĐ-NHNN Ban hành quy chế về thành lập và hoạt động công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP Hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-NHNN Hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân
Văn bản hợp nhất 18/VBHN-NHNN Hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân
Expand Cổ phần hóa tổ chức tín dụngCổ phần hóa tổ chức tín dụng
Expand Dịch vụ tiết kiệm bưu điệnDịch vụ tiết kiệm bưu điện
Expand Giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiGiới hạn, tỷ lệ an toàn vốn hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Giữ bí mật thông tin khách hàngGiữ bí mật thông tin khách hàng
Expand Hoán đổi lãi suấtHoán đổi lãi suất
Expand Hoạt động chiết khấu, tái chiếu khấu giấy tờ có giáHoạt động chiết khấu, tái chiếu khấu giấy tờ có giá
Expand Huy động, cho vay vốn bằng vàngHuy động, cho vay vốn bằng vàng
Expand Kiểm soát, kiểm toán nội bộ, độc lập TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiKiểm soát, kiểm toán nội bộ, độc lập TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Mua lại, sáp nhập, hợp nhất TCTD cổ phầnMua lại, sáp nhập, hợp nhất TCTD cổ phần
Expand Môi giới tiền tệMôi giới tiền tệ
Expand Nghiệp vụ cho thuê tài chínhNghiệp vụ cho thuê tài chính
Expand Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD VNNhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD VN
Expand Những quy định khácNhững quy định khác
Expand Quy chế cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiQuy chế cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Quy chế hoạt động bao thanh toánQuy chế hoạt động bao thanh toán
Expand Quy chế kiểm soát đặc biệt TCTDQuy chế kiểm soát đặc biệt TCTD
Expand Quy chế mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiQuy chế mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Expand Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậmQuy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
Expand Quy chế tiền gửi tiết kiệmQuy chế tiền gửi tiết kiệm
Expand Quy chế vay vốn giữa các TCTDQuy chế vay vốn giữa các TCTD
Expand Quy chế đồng tài trợ tín dụngQuy chế đồng tài trợ tín dụng
Expand Quản lý, xử lý nợ của các TCTDQuản lý, xử lý nợ của các TCTD
Expand TCTD góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệpTCTD góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp
Expand TCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng CSXHTCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng CSXH
Expand Thanh toán qua tổ chức dịch vụ thanh toánThanh toán qua tổ chức dịch vụ thanh toán
Expand Thẻ ngân hàngThẻ ngân hàng
Expand Thể lệ tín dụng trung-dài hạnThể lệ tín dụng trung-dài hạn
Expand Trích lập, sử dụng dự phòng xử lý rủi roTrích lập, sử dụng dự phòng xử lý rủi ro
Expand Tín dụng hỗ trợ xuất khẩuTín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Expand Tổ chức tín dụng phát hành, mua trái phiếu, tín phiếu, ngân phiếuTổ chức tín dụng phát hành, mua trái phiếu, tín phiếu, ngân phiếu
Expand Ủy thác và nhận ủy thác giữa các TCTDỦy thác và nhận ủy thác giữa các TCTD
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng & cty tài chính 1990Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng & cty tài chính 1990
Expand Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc giaHội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia
Expand Quy chế Quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho đánh bắt xa bờQuy chế Quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho đánh bắt xa bờ
Expand Tổ chức, hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTDTổ chức, hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD
Expand VBQPPL về tín dụng, ngân hàng (cũ)VBQPPL về tín dụng, ngân hàng (cũ)