Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Thông tư 10/2004/TT-BNV | Ban hành: 19/02/2004  |  Hiệu lực: 16/03/2004  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

BỘ NỘI VỤ

 _________

 

 

Số: 10/2004/TT-BNV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

 

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2004

THÔNG TƯ

 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP

 ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,

công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

___________________________

 

Thi hành Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP), Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP như sau:

I. Những quy định chung

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định số 116/2003/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp), bao gồm các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của tổ chức chính trị, của tổ chức chính trị - xã hội được thành lập đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật, có con dấu, có tư cách pháp nhân và có tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

2. Đối tượng điều chỉnh:

2.1. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức và những người được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

2.2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch nhân viên phục vụ không thuộc đối tượng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

3. Phân loại viên chức:

Viên chức được phân loại theo trình độ đào tạo, ngạch và vị trí công tác theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

3.1 Đối với những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu chuẩn trình độ là cao đẳng thì được xếp vào viên chức loại A;

3.2. Viên chức ngạch nhân viên là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp và đã được tuyển dụng vào biên chế, làm việc trong các đơn vị sự nghiêp của Nhà nước trước khi ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

II. Tuyển dụng

Mục 1. Điều kiện tuyển dụng

Người đăng ký dự tuyển phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

1. Về tuổi dự tuyển:

1.1. Phải từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi;

1.2. Các đối tượng sau đây, tuổi dự tuyển có thể trên 45 tuổi nhưng không được quá 50 tuổi:

1.2.1. sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

1.2.2. Viên chức trong doanh nghiệp nhà nước;

1.2.3. Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm các chức danh quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

1.2.4. Những người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ thuộc chuyên ngành phù hợp với ngạch viên chức tuyển dụng;

1.3. Những người có năng khiếu đặc biệt, đăng ký dự tuyển vào các ngạch viên chức thuộc ngành văn hoá, nghệ thuật, thông tin, thể dục thể thao thì tuổi đời phải từ đủ 15 tuổi trở lên và thực hiện ký hợp đồng làm việc đặc biệt theo quy định tại điểm 3 mục 3 Phần II của Thông tư này.

2. Về quốc tịch:

Người dự tuyển phải là người mang một quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.

3. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:

3.1. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;

3.2. Bản sao giấy khai sinh;

3.3. Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển. Khi trúng tuyển thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra.

4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

5. Điều kiện bổ sung:

Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển như: ngoại hình, năng khiếu, giới tính, trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển dụng.

Mục 2. Tuyển dụng, nhận việc

1. Hàng năm đơn vị sử dụng viên chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức theo quy định tại Điều 47, Điều 50 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP xem xét, phê duyệt kế hoạch tuyển dụng.

2. Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng, đơn vị sự nghiệp phải thông báo tuyển dụng trên báo viết, báo nói, báo hình và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ.

3. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ.

Nếu tổ chức tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển thì phải thông báo thêm về nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, phí dự thi. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày.

4. Đối với việc tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển: Những người tham gia dự thi tuyển đều phải thi thông qua 2 hình thức bắt buộc là thi viết và thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc thực hành. Nội dung thi là chuyên môn nghiệp vụ của ngạch dự thi.

Đối với các ngành nghệ thuật, thể dục thể thao và các ngành đặc thù khi tuyển không thực hiện theo hình thức nêu trên mà thi về năng khiếu và các nội dung khác theo quy định của cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành.

5. Đối với việc tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển: Hội đồng tuyển dụng căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng, thứ tự ưu tiên để xét tuyển thông qua hồ sơ và phỏng vấn từng người dự tuyển.

Trường hợp nhiều người có tiêu chuẩn và điều kiện bằng nhau ở chỉ tiêu tuyển dụng cuối cùng của kỳ xét tuyển thì Hội đồng xét tuyển căn cứ vào yêu cầu cụ thể của ngạch tuyển dụng quyết định bổ sung thêm điều kiện xét để xác định người trúng tuyển.

6. Việc tuyển dụng người đang công tác ở các doanh nghiệp nhà nước hoặc ở lực lượng vũ trang hoặc cán bộ, công chức cấp xã vào đơn vị sự nghiệp thực hiện như sau:

6.1. Những người làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng từ trước khi Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ hoặc những người công tác ở lực lượng vũ trang từ trước khi Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ có hiệu lực, cán bộ, công chức cấp xã thì được tiếp nhận vào đơn vị sự nghiệp. Đơn vị sử dụng viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức làm thủ tục tiếp nhận, bổ nhiệm vào ngạch theo quy định;

6.2. Những người làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng sau khi Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ hoặc những người công tác ở lực lượng vũ trang sau khi Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ có hiệu lực thì thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định;

6.3. Các trường hợp khi được tuyển dụng mà đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, chưa hưởng chế độ thôi việc thì thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội được tính để hưởng chế độ thôi việc, hưu trí.

7. Chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức thi tuyển, 15 ngày sau khi tổ chức xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả tuyển dụng.

8. Chậm nhất 45 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ xét tuyển, người đứng đầu đơn vị tuyển dụng viên chức phải công bố kết quả tuyển dụng và kết quả trúng tuyển tại trụ sở của đơn vị tuyển dụng và gửi giấy thông báo cho người dự tuyển.

9. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, các đơn vị sự nghiệp báo cáo kết quả và danh sách những người được tuyển dụng gửi về Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) để theo dõi (theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này).

10. Người được tuyển dụng, khi nhận được giấy thông báo trúng tuyển phải đến đơn vị tuyển dụng để ký hợp đồng làm việc và nhận việc theo quy định. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến ký hợp đồng làm việc và nhận việc đúng thời hạn quy định thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian ký hợp đồng làm việc, thời gian nhận việc. Người đứng đầu đơn vị tuyển dụng viên chức xem xét và gia hạn thời gian ký hợp đồng làm việc, thời gian nhận việc nhưng không được quá 30 ngày kể từ khi nhận được giấy thông báo trúng tuyển (theo dấu Bưu điện ).

Mục 3. Hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc lần đầu được ký kết giữa người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp với người được tuyển dụng và được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sau khi hết thời gian thực hiện hợp đồng làm việc lần đầu, người đạt yêu cầu thử việc được tiếp tục ký hợp đồng làm việc cụ thể như sau:

2.1. Hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng được ký kết giữa người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp với người đã đạt yêu cầu thử việc của đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Đối với các trường hợp đã có từ hai lần liên tiếp trở lên ký hợp đồng làm việc có thời hạn 36 tháng thì lần ký hợp đồng tiếp theo, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp căn cứ vào nhu cầu công việc, năng lực làm việc của viên chức và khả năng tài chính của đơn vị sự nghiệp quyết định việc ký Hợp đồng làm việc không có thời hạn đối với từng trường hợp cụ thể;

2.2. Hợp đồng làm việc không có thời hạn được ký kết giữa người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp với người đã đạt yêu cầu thử việc của đơn vị sự nghiệp do nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;

2.3. Nội dung bản Hợp đồng làm việc có thời hạn, Hợp đồng làm việc không có thời hạn thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hợp đồng làm việc đặc biệt được áp dụng đối với người được tuyển dụng từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại điểm 1.3 mục 1 Phần II của Thông tư này.

3.1. Hợp đồng làm việc đặc biệt được ký kết giữa người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp với người đã đạt yêu cầu thử việc và đại diện theo pháp luật của người trúng tuyển. Thời gian ký hợp đồng làm việc đặc biệt được tính từ khi hết thời gian thử việc cho đến khi người trúng tuyển đủ 18 tuổi;

3.2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng làm việc đặc biệt người được tuyển dụng phải thực hiện đúng nghĩa vụ và những điều không được làm đối với cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

3.3. Người ký hợp đồng làm việc đặc biệt được hưởng quyền lợi và các chế độ chính sách như quy định đối với cán bộ, công chức. Trong thời gian thực hiện hợp đồng làm việc đặc biệt, kể từ khi hoàn thành chế độ thử việc theo quy định, thời gian còn lại được tính để nâng bậc lương thường xuyên. Thời gian thực hiện hợp đồng làm việc đặc biệt được tính vào thời gian công tác để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội;

3.4. Trường hợp xảy ra tranh chấp trong thực hiện hợp đồng làm việc đặc biệt, người được tuyển dụng được người đại diện theo pháp luật của mình thay mặt để giải quyết tranh chấp hợp đồng làm việc;

3.5. Nội dung bản hợp đồng làm việc đặc biệt thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Những người được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở đi được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.

5. Những người đã được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 nhưng đang trong thời gian tập sự, thì khi hết thời gian tập sự được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch, không thực hiện việc ký hợp đồng làm việc như đối với người được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.

6. Không thực hiện ký hợp đồng làm việc đối với các chức danh lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Mục 4. Thử việc, bổ nhiệm

1. Mục đích của chế độ thử việc là giúp cho người mới được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của ngạch viên chức sẽ được bổ nhiệm.

2. Trong thời gian thử việc, người được tuyển dụng phải hoàn thành những vấn đề sau đây:

2.1. Nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm của cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

2.2. Tổ chức, chức năng nhiệm vụ đơn vị được tuyển dụng vào làm việc;

2.3. Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị, chế độ trách nhiệm của vị trí được phân công;

2.4. Các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ nhiệm;

2.5. Các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc của vị trí đang công tác;

2.6. Giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch viên chức sẽ được bổ nhiệm và các công việc sẽ được phân công.

3. Thời gian thử việc đối với người được tuyển dụng thực hiện như quy định tại Điều 19 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:

3.1. Những người có trình độ trên chuẩn của ngạch yêu cầu trình độ chuẩn giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp) nếu tự nguyện và được tuyển dụng vào những ngạch yêu cầu trình độ trung học chuyên nghiệp thì thời gian thử việc là 6 tháng;

3.2. Những người có trình độ trên chuẩn của ngạch yêu cầu trình độ chuẩn dưới giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp) nếu tự nguyện và được tuyển dụng vào những ngạch yêu cầu trình độ sơ cấp thì thời gian thử việc là 3 tháng;

3.3. Những trường hợp trên, sau khi đã được bổ nhiệm vào ngạch, nếu đơn vị có yêu cầu, vị trí công tác ở ngạch cao hơn phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn thì chỉ được xem xét chuyển ngạch đối với viên chức đã có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên; việc chuyển ngạch thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

4. Những viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đã được tuyển dụng mà đến ngày 01 tháng 7 năm 2003 vẫn đang trong thời gian tập sự thì được xếp lương theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.

5. Đơn vị quản lý, sử dụng viên chức tạo điều kiện để người thử việc được bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu của ngạch. Trong thời gian thử việc, nếu người thử việc được cử đi học tập, bồi dưỡng dưới 03 tháng hoặc nghỉ có lý do chính đáng dưới 01 tháng (đối với ngạch viên chức yêu cầu trình độ chuẩn giáo dục đại học trở lên); đi học tập, bồi dưỡng dưới 01 tháng hoặc nghỉ có lý do chính đáng dưới 15 ngày (đối với ngạch viên chức yêu cầu trình độ chuẩn giáo dục nghề nghiệp trở xuống) thì được tính thời gian này vào thời gian thử việc theo quy định.

6. Đối với người hướng dẫn người thử việc:

6.1. Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức phải ra quyết định bằng văn bản cử người hướng dẫn thử việc. Người hướng dẫn thử việc phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín trong đơn vị;

6.2. Trường hợp người hướng dẫn thử việc là viên chức cùng ngạch với người thử việc thì phải có thời gian ở ngạch tối thiểu là 5 năm. Trường hợp không có người cùng ngạch hoặc không có người ở ngạch trên hướng dẫn người thử việc thì người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức trực tiếp hướng dẫn người thử việc;

6.3. Người hướng dẫn thử việc phải có bản đánh giá, nhận xét kết quả đối với người thử việc, báo cáo với người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức và phải chịu trách nhiệm về việc đánh giá của mình;

6.4. Người hướng dẫn thử việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm mỗi tháng bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian thực tế hướng dẫn thử việc. Phụ cấp trách nhiệm này không được tính để nộp bảo hiểm xã hội.

7. Hết thời gian thử việc, người thử việc phải viết bản tự nhận xét kết quả thử việc theo nội dung sau:

7.1. Về phẩm chất đạo đức;

7.2. Về năng lực, trình độ và kết quả làm việc, học tập trong thời gian thử việc;

7.3. Về ý thức tổ chức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của đơn vị;

7.4. Về việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

8. Chậm nhất 15 ngày kể từ khi nhận được bản đánh giá kết quả thử việc, người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc với viên chức và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc đơn vị được giao quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương theo đúng bản hợp đồng đã được ký kết.

9. Người thử việc không đạt yêu cầu thử việc hoặc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hoặc đơn vị được giao quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định bằng văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc.

Người thử việc bị chấm dứt hợp đồng làm việc được hưởng chính sách quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

III. Nâng ngạch viên chức

1. Hàng năm các đơn vị sử dụng viên chức phải xây dựng kế hoạch nâng ngạch để báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch viên chức. Cơ quan quản lý ngạch viên chức lập đề án thi nâng ngạch gồm:

1.1 Cơ cấu ngạch viên chức hiện có thuộc ngành chuyên môn ở từng đơn vị sự nghiệp;

1.2. Xây dựng chỉ tiêu thi cho từng ngạch;

1.3. Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức thi nâng ngạch;

1.4. Thành phần Hội đồng thi nâng ngạch.

1.5. Ban chấm thi (danh sách, ngạch, văn bằng và chức danh khoa học);

1.6. Thời gian giới thiệu nội dung ôn thi và thời gian thi.

2. Căn cứ vào yêu cầu và tính chất của từng ngạch viên chức chuyên ngành, cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành quy định cụ thể nội dung và hình thức thi.

3. Về tổ chức thi nâng ngạch:

3.1. Đối với các ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống: Bộ, tỉnh quyết định đề án thi, quyết định đơn vị tổ chức thi trên cơ sở cơ cấu ngạch và nhu cầu thực tế của từng đơn vị sự nghiệp;

3.2. Đối với các ngạch viên chức tương đương với ngạch chuyên viên chính: Sau khi tổng hợp nhu cầu thi nâng ngạch của các đơn vị sự nghiệp, Bộ, tỉnh xây dựng đề án theo quy định tại điểm 1 Phần III của Thông tư này gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch và chỉ tiêu dự thi. Sau khi các Bộ tổ chức kỳ thi và công nhận kết quả thi nâng ngạch gửi Bộ được phân công quản lý ngạch viên chức chuyên ngành cấp giấy chứng nhận ngạch để Bộ, tỉnh bổ nhiệm vào ngạch viên chức theo thẩm quyền;

3.3. Đối với các ngạch viên chức tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp: Sau khi tổng hợp nhu cầu thi nâng ngạch của các Bộ, tỉnh, Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành xây dựng đề án gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch và chỉ tiêu dự thi. Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành tổ chức kỳ thi nâng ngạch. Sau khi có kết quả công nhận kỳ thi nâng ngạch, Bộ, tỉnh gửi danh sách viên chức đạt kết quả về Bộ Nội vụ để Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp chứng nhận ngạch và ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch;

3.4. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi nâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch phải báo cáo kết quả kỳ thi nâng ngạch đến người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch để xem xét, quyết định công nhận và đề nghị Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành hoặc Bộ Nội vụ cấp giấy chứng nhận ngạch.

Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi nâng ngạch, Hội đồng thi nâng ngạch phải công bố kết quả thi, thông báo cho người dự thi biết và gửi giấy chứng nhận ngạch cho người đạt kết quả.

Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả kỳ thi, căn cứ vào giấy chứng nhận ngạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch viên chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch;

3.5. Chậm nhất 20 ngày kể từ khi công bố kết quả thi nâng ngạch, nếu người dự thi có đơn khiếu nại thì Hội đồng thi nâng ngạch có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời cho đương sự biết. Sau thời hạn trên, mọi đơn khiếu nại sẽ không giải quyết;

3.6. Chậm nhất 30 ngày kể từ khi công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch viên chức gửi báo cáo danh sách những người đạt kỳ thi nâng ngạch (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này) về Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch viên chức chuyên ngành để theo dõi.

4. Cách tính kết quả thi: người đạt kết quả kỳ thi nâng ngạch là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi môn thi đạt từ 55 điểm trở lên theo thang điểm 100. Người có điểm của mỗi môn thi từ 55 đến 69 điểm là đạt loại trung bình. Người có điểm của mỗi môn thi từ 70 đến 79 điểm là đạt loại khá, người có điểm của mỗi môn thi từ 80 điểm trở lên là đạt loại giỏi.

IV. Quản lý viên chức

1. Các Bộ, tỉnh căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, lập danh sách các đơn vị sự nghiệp, phân loại các đơn vị sự nghiệp theo các mức độ tự chủ về tài chính, phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức cho từng đơn vị sự nghiệp thuộc quyền quản lý như sau:

1.1. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Bộ, tỉnh thực hiện quản lý việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của đơn vị sự nghiệp đó;

1.2. Đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, thì Bộ, tỉnh phân cấp cho đơn vị sự nghiệp đó được tự chủ việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của đơn vị mình;

1.3. Đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, thì tùy theo mức độ tự chủ và tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của từng đơn vị sự nghiệp mà Bộ, tỉnh phân cấp cho đơn vị sự nghiệp đó được tự chủ từng phần về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức của đơn vị mình.

2. Các Bộ được giao quản lý ngạch viên chức chuyên ngành tổ chức rà soát chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức theo ngành chuyên môn, đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng chức danh và tiêu chuẩn mới gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, ban hành thống nhất thực hiện.

3. Đơn vị sử dụng viên chức có trách nhiệm lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ của viên chức. Hồ sơ của viên chức bao gồm:

3.1. Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do viên chức tự khai theo yêu cầu của cơ quan quản lý;

3.2. Bản sao giấy khai sinh;

3.3. Các văn bằng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng (bản sao);

3.4. Các quyết định khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch;

3.5. Phiếu đánh giá viên chức hàng năm;

3.6. Cập nhật các phát sinh khác trong quá trình công tác, những thay đổi trong lý lịch;

3.7. Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình;

3.8. Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản thành tích liên quan khen thưởng hoặc văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và kỷ luật viên chức.

4. Quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ viên chức:

4.1. Bộ, tỉnh tổ chức cơ sở dữ liệu viên chức thuộc quyền quản lý của Bộ, tỉnh theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ.

Trước mắt, Bộ, tỉnh thực hiện tổ chức thành hai hệ thống dữ liệu: Hệ thống dữ liệu về công chức và Hệ thống dữ liệu về viên chức để quản lý riêng biệt;

4.2. Bộ, tỉnh chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc lập danh sách viên chức, thống kê số lượng, chất lượng viên chức tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 theo Mẫu số 06 và Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi;

4.3. Từ năm 2004, Bộ, tỉnh thực hiện chế độ báo cáo thống kê mỗi năm một lần vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Nội dung báo cáo bao gồm:

- Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ viên chức (theo lĩnh vực và theo đơn vị trực thuộc);

- Công tác tuyển dụng viên chức;

- Công tác nâng ngạch viên chức;

- Công tác khen thưởng - kỷ luật viên chức;

- Công tác đánh giá viên chức hàng năm;

- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức viên chức lãnh đạo;

- Danh sách ngạch, bậc lương viên chức.

5. Bộ Nội vụ quản lý thống nhất mẫu, phôi "chứng nhận ngạch" và mẫu "Hợp đồng làm việc".

V. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Các Bộ được Chính phủ phân công quản lý ngạch viên chức chuyên ngành thực hiện việc quản lý theo nội dung quy định tại Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và thống nhất với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/1999/TT-BTCCBCP ngày 20 tháng 3 năm1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 32/TCCP-BCTL ngày 20 tháng 01 năm 1996 của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn nội dung và hình thức thi tuyển vào các ngạch công chức viên chức. Chấm dứt hiệu lực Công văn số 197/BNV-CCVC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ Nội vụ về việc xét chuyển ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./.

 

BỘ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Đỗ Quang Trung

 

Collapse Luật Cán bộ, công chứcLuật Cán bộ, công chức
Expand Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019
Collapse Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998, sửa đổi 2000, 2003Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998, sửa đổi 2000, 2003
Expand Pháp lệnhPháp lệnh
Collapse VBQPPL thuộc Pháp lệnhVBQPPL thuộc Pháp lệnh
Quyết định 01/2007/QĐ-BNV Ban hành tiêu chuẩn ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự
Quyết định 01/2008/QĐ-BNV Về việc ban hành chức danh và mã số ngạch các ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi trường
Thông tư 01/2009/TT-BNV Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân
Thông tư 01/2009/TT-BNG Quy định về Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Ngoại vụ
Quyết định 02/2007/QĐ-BNV Về việc ban hành mã số ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự
Quyết định 02/2008/QĐ-BNV Về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
Thông tư 02/2008/TT-BNV Sửa đổi điểm b khoản 1 mục I Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
Thông tư 02/2002/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề
Quyết định 03/2006/QĐ-BGD&ĐT Ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu
Thông tư 03/2006/TT-BNV Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Thông tư 03/2007/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã
Thông tư liên tịch 03/2007/TTLT-BNV-BNN Hướng dẫn thực hiện chuyển xếp ngạch công chức ngành Kiểm lâm
Quyết định 03/2008/QĐ-BNV Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê
Thông tư 03/2008/TT-BNV Hướng dẫn xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu
Thông tư 03/2007/TT-BYT Sửa đổi khoản 3 Mục IV Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế
Quyết định 03/2008/QĐ-BKHCN Về việc ban hành Quy chế đánh giá viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
Thông tư 04/1999/TT-TCCP Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Quyết định 04/2006/QĐ-BNV Về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước
Quyết định 04/2007/QĐ-UBDT Ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II
Thông tư 04/2007/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Quyết định 04/2008/QĐ-BNV Về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra
Thông tư 04/2009/TT-BNN Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã
Thông tư 04/1999/TT-TCCP Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/1998/NĐ-CP của Chính phủvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Quyết định 04/2008/QĐ-BCT Về việc ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công thương
Thông tư 04/2009/TT-BGTVT Quy định tiêu chuẩn Giám đốc Sở Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Quyết định 05/2007/QĐ-BNV Ban hành quy chế chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Quyết định 05/2008/QĐ-BNV Về Danh mục các vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Tổ chức Nhà nước phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Thông tư 05/1999/TT-TCCP Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
Quyết định 0513/2000/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy chế tuyển chọn và quản lý công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài
Quyết định 06/2007/QĐ-BNV Về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
Thông tư 06/2007/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và hướng dẫn bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của chính phủ về chế độ công chức dự bị
Quyết định 06/2008/QĐ-BNV Về việc quy định mẫu thẻ về việc quản lý, sử dụng thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức
Quyết định 06/2001/QĐ-TTg Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp
Thông tư 06/2006/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Quyết định 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010
Quyết định 07/2006/QĐ-BYT Về việc ban hành quy định về nội dung, hình thức thi nâng ngạch viên chức chuyên môn ngành Y tế
Thông tư 07/2006/TT-BNV Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Quyết định 07/2008/QĐ-BTNMT Ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức tài nguyên và môi trường
Thông tư 07/2008/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về thi nâng ngạch công chức
Thông tư 07/2008/TT-BYT Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 07/2000/TT-BTC Hướng dẫn việc cấp, quản lý, hạch toán, quyết toán kinh phí thôi việc và nộp ngân sách tiền bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức
Quyết định 07/2006/QĐ-BTP Về việc ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Tư pháp
Thông tư 07/2007/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Thông tư 08/2004/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị
Quyết định 08/2004/QĐ-BCN Về việc ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công nghiệp
Nghị định 08/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị
Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước
Thông tư 09/2004/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Quyết định 09/2006/QĐ-BNV Về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Kiểm lâm
Nghị định 09/1998/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ Hướng dẫn về tổ chức và nội dung hội nghị cán bộ, công chức trong cơ quan
Nghị quyết 09/2003/NQ-CP Về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CPngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Nghị định 09/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Thông tư 10/2004/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Quyết định 10/2006/QĐ-BNV Về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức
Thông tư 10/2009/TT-BNV Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Quyết định 104/2005/QĐ-BNV Về việc ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước
Quyết định 11/2006/QĐ-BNV Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ
Nghị định 112/2004/NĐ-CP Quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Nghị định 114/2003/NĐ-CP Về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Nghị định 115/2003/NĐ-CP Về chế độ công chức dự bị
Nghị định 116/2003/NĐ-CP Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Nghị định 117/2003/NĐ-CP Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
Thông tư 118/2005/TT-BNV Hướng dẫn Nghị quyết 16/2000/NQ-CP và Nghị quyết 09/2003/NQ-CP về việc tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế
Quyết định 1195/QĐ-BTP Về việc ban hành quy chế chọn, cử và quản lí công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng
Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC Về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm
Quyết định 12/2006/QĐ-BNV Về việc ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức
Quyết định 12/2008/QĐ-BVHTTDL Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành Thể dục thể thao
Nghị định 121/2003/NĐ-CP Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
Nghị định 121/2006/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Thông tư 123/1999/TT-BTC Hướng dẫn về mặt tài chính khi thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước ở địa phương
Quyết định 1243/2000/QĐ-BTM Ban hành Quy chế công tác của công chức quản lý thị trường
Quyết định 129/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
Quyết định 13/2004/QĐ-BXD Về việc ban hành Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ công chức lãnh đạo ngành Xây dựng tại địa phương
Quyết định 13/2006/QĐ-BNV Ban hành Quy định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
Thông tư 130/2005/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
Quyết định 1310/2003/QĐ-BTM Ban hành Quy định thi nâng ngạch Kiểm soát viên thị trường lên Kiểm soát viên chính thị trường
Thông tư liên tịch 135/2005/TTLT/BQP-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về kiện toàn hệ thống tổ chức và bố trí cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội biệt phái làm công tác quốc phòng tại các Bộ, ngành và địa phương
Quyết định 136/2005/QĐ-BNV Về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành dự trữ quốc gia
Quyết định 14/2006/QĐ-BNV Về việc ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Quyết định 1448/QĐ-NHNN Về Danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 15/2006/QĐ-BYT Về việc ban hành 03 quy định về quản lý cán bộ, công chức trong Cơ quan Bộ Y tế
Quyết định 150/1999/QĐ-TCCP Về việc ban hành Quy chế thi nâng ngạch công chức
Nghị định 157/2005/NĐ-CP Quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
Nghị quyết 16/2000/NQ-CP Về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Quyết định 1613/2003/QĐ-BLĐTBXH Về việc ban hành tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Quyết định 1614/2003/QĐ-BLĐTBXH Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ một số chức danh chuyên môn và áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh khác trong cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Thông tư liên tịch 18/1999/TTLT-BGDĐT-BTCCBCP Hướng dẫn thực hiện nội dung thi tuyển công chức vào ngạch giáo viên dạy ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
Thông tư 18/2009/TT-BLĐTBXH Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Quyết định 181/2005/QĐ-TTg Quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập
Quyết định 19/2005/QĐ-BKHCN Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định 199/1999/QĐ-TTg Quy định chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy
Thông tư 19/2001/TT-BTCCBCP Hướng dẫn Nghị định 71/2000/NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu
Quyết định 202/TCCP-VC Về tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Giáo dục và Ðào tạo
Quyết định 2033/2006/QĐ-UBTDTT Ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao
Thông tư 22/2002/TT-BTCCBCP Hướng dẫn việc xử lý cán bộ, công chức, cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước vi phạm việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp
Quyết định 23/2004/QĐ-BBCVT Về việc ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông
Quyết định 2453/2005/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng tiền công vụ đối với công chức Quản lý thị trường
Quyết định 27/2003/QĐ-TTg Về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo
Thông tư 28/1999/TT-BTCCBCP Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức
Quyết định 28/2005/QĐ-BNV Về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế công cộng
Quyết định 28/2006/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước
Quyết định 2981/QĐ-BTC Về việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Tài chính
Quyết định 3127/1999/QĐ-BGTVT V/v ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giao Thông Vận Tải
Quyết định 324-LĐ/QĐ Về ban hành bản danh mục số 1 chức danh đầy đủ viên chức ngành y tế
Quyết định 33/QĐ-BTC Ban hành quy định về quy tắc, chuẩn mực ứng xử đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính trong thi hành công vụ và quan hệ xã hội
Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT/BNV-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Quyết định 3486/QĐ-BNN-TCCB Ban hành Danh mục vị trí công tác ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thực hiện định kỳ chuyển đổi
Expand 34_2004_TTLT-BNV-BTC-BLDTBXH34_2004_TTLT-BNV-BTC-BLDTBXH
Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Nghị định 35/2005/NĐ-CP Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Quyết định 36/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi
Quyết định 3653/1999/QĐ-BYT Quy định chức năng và nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
Quyết định 37/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình tiếng Jrai dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Jrai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi
Thông tư 38/2009/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng an toàn đối với cán bộ, công chức, viên chức của Cảng vụ hàng không
Quyết định 4031/2001/QĐ-BYT Về việc ban hành “ quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh"
Quyết định 41/2005/QĐ-BNV Về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng
Quyết định 414/TCCP-VC Về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính
Quyết định 42/1999/QĐ-TTg Về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các xã làm công tác xóa đói giảm nghèo
Quyết định 420/TCCP-CCVC Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành lưu trữ
Quyết định 43/2001/QĐ-BCN Về việc ban hành Quy chế tạm thời về xét tuyển công chức vào cơ quan Bộ Công nghiệp
Quyết định 44/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Mông cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi
Quyết định 44/1999/QĐ-BGD&ĐT Ban hành Quy định nội dung và hình thức thi nâng ngạch giảng viên lên ngạch giảng viên chính trong các trường đại học và cao đẳng
Quyết định 44/2001/QĐ-BCN Về việc ban hành Quy chế tạm thời về thi tuyển công chức vào cơ quan Bộ Công nghiệp
Quyết định 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL Về việc ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức
Quyết định 47/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc
Quyết định 483-TCCB/QĐ Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính trong ngành Tư pháp
Quyết định 52/2004/QĐ-BNV Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Quyết định 538/TCCP-TC Về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu chuẩn nghiệp vụ, các ngạch trong trường đại học- cao đẳng
Nghị định 54/2005/NĐ-CP Về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
Quyết định 56/2006/QĐ-TTg Về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nghị định 56/2000/NĐ-CP Sửa đổi khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/ 11/ 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Quyết định 587-BYT/QĐ Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế
Quyết định 58/2000/QĐ-BNN Về thi nâng ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quyết định 59/2008/QĐ-BLĐTBXH Ban hành Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, công nhận lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề
Thông tư liên tịch 60/2003/TTLT-BNV-BTC Sửa đổi chính sách, đối tượng tinh giảm biên chế
Quyết định 61/2005/QĐ-BNV Về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hoá - thông tin
Quyết định 61/2000/QĐ-NHNN9 Ban hành Quy chế cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước
Thông tư liên tịch 619/1999/TTLT-TTNN-BTCCBCP Hướng dẫn thực hiện việc tuyển dụng, chuyển ngạch, nâng ngạch, quản lý và xử lý kỷ luật công chức thanh tra
Quyết định 62/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên
Quyết định 64/2005/QĐ-BNV Về việc ban hành bổ sung chức danh và mã số ngạch Nhân viên kiểm soát thị trường
Nghị định 64/2009/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Quyết định 672-BYT/QĐ Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh đầy đủ viên chức ngành y tế
Quyết định 70/2009/QĐ-TTg Về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
Nghị định 71/2000/NĐ-CP Quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu
Nghị định 71/2003/NĐ-CP Về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
Thông tư liên tịch 73/2000/TTLT/BTCCBCP-BTC Hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Thông tư 74/2005/TT-BNV Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị; về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
Thông tư liên tịch 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT Hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn
Quyết định 77/2004/QĐ-BNV Về việc ban hành mã số các ngạch công chức chuyên ngành quản lý thị trường và một số ngạch viên chức ngành văn hoá - thông tin
Quyết định 78/2004/QĐ-BNV Về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức
Quyết định 81/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
Quyết định 82/2004/QĐ-BNV Về việc ban hành Tiêu chuẩn Giám đốc sở và các chức vụ tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định 83/2004/QĐ-BNV Về việc ban hành tiêu chuẩn Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Thông tư 89/2003/TT-BNV Về việc hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
Thông tư 89/2006/TT-BTC Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo
Nghị định 95/1998/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Quyết định 956/2003/QĐ-NHNN Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng nhà nước
Nghị định 96/1998/NĐ-CP Về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức
Nghị định 97/1998/NĐ-CP Về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
Quyết định 98/2000/QĐ-BTC Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức kế toán
Thông tư liên tịch 99/1998/TTLT-TCCP-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50-CP ngày 26/07/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
Thông tư 05/2008/TT-BNV Hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính Nhà nước
Thông tư liên tịch 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BGD&ĐT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand VBQPPL về cán bộ, công chức (cũ)VBQPPL về cán bộ, công chức (cũ)

Phụ lục đính kèm
 
Mẫu.doc